Bắt tay đúng cách – kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau hơn. Nhưng cũng có những sơ suất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Vậy như thế nào mới là bắt tay đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

 

bắt tay đúng cách

Như thế nào là bắt tay đúng cách?

– Đứng cách đối phương khoảng một bước chân

– Phần thân trước hơi nghiêng về phía trước

– Hai chân đứng thẳng

– Đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.

Khi bắt tay nếu lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, thể hiện rằng bạn là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này.

Ngược lại, lòng bàn tay hướng về đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay

Nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện sự tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. 

Nếu là mối quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo thường lệ bắt tay đúng cách là chỉ một lúc rồi bỏ ra, tốt nhất nên khống chế trong vòng ba đến năm giây. 

Giữa bậc tiền bối và vãn bối (người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn) thì người tuổi tác và vị thế cao hơn sẽ đưa tay ra bắt trước, sau đó thì người còn lại mới có thể đưa tay ra bắt. 

Tương tự, bắt tay đúng cách sẽ dựa trên nguyên tắc cấp trên trước, cấp dưới sau; nữ trước nam sau. Nếu người nam lớn tuổi hơn thì sẽ theo quy tắc ở phía trên. 

Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình và gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người để thể hiện phép lịch sự.

Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, chủ nhà nên chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. 

Các trường hợp nên bắt tay

– Gặp người quen lâu không gặp

– Trong giao tiếp xã hội, khi bạn đóng vai trò là chủ nhà, người tiếp đón hoặc đi tiễn khách

– Khi được giới thiệu với một người mới

– Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó

– Khi muốn thể hiện lòng cảm tạ, chúc mừng, thông cảm, ủng hộ đối với người khác

– Khi tặng hoặc nhận quà

Các trường hợp nên bắt tay

Các trường hợp nên bắt tay

Những điều tối kị cần tránh khi bắt tay

Để bắt tay đúng cách chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

– Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi giao tiếp với người Ả rập, Ấn Độ vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ. 

– Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.

– Nếu là nam giới, khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen.

– Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.

– Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương.

– Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.

– Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương. Nếu có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì nên giải thích với đối phương một cách lịch sự.

Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu được bắt tay đúng cách là như thế nào và cần lưu ý những gì. Từ đó có thể tạo được ấn tượng tốt, gây dựng và phát triển các mối quan hệ.