Ngọt là 1 trong 5 vị cơ bản thường gặp trong pha chế. Thông thường vị ngọt được tạo ra từ đường. Tuy nhiên, thực tế có thể sử dụng nhiều hơn 1 loại đường tùy nhu cầu và yêu cầu cụ thể. Có những loại đường nào? Công dụng ra sao? Cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!
Nhận diện các loại đường thế nào?
Hiện có đến hàng chục loại đường tạo ngọt, chúng có thể được đánh giá là na ná nhau hoặc khác biệt hoàn toàn, được nhận diện và phân biệt qua:
- Màu sắc: trắng, vàng, nâu, đen…
- Hình dạng: mịn, hạt nhỏ, hạt lớn, viên, khối…
- Độ ngọt, vị: ngọt nhẹ, ngọt vừa, ngọt đậm, ngọt gắt…
- Kết cấu: rắn, lỏng, sệt…
Gọi tên các loại đường cơ bản nhất hiện nay
Tùy vào nhu cầu và yêu cầu về độ ngọt cũng như màu thành phẩm hay các yếu tố liên quan khác để chọn loại đường sử dụng phù hợp. Dưới đây là 7 loại đường cơ bản và thường được dùng nhiều nhất.
+ Đường cát trắng
Đường cát trắng hay đường tinh luyện, thường ở dạng hạt nhỏ liti, màu trắng, dễ tan trong nước, vị ngọt nhẹ đến sâu/ lịm, được làm nên từ 100% mía.
Đường cát trắng hay syrup đường cát thường được Bartender chuộng khi pha chế nhờ tính chất dễ tan và gần như không làm thay đổi màu của đồ uống.
+ Đường phèn
Đường phèn (còn được gọi là băng đường) cũng có màu từ trắng tinh đến ngà ngà vàng nhạt, dạng viên nén nhỏ đến cục lớn, được tinh chế từ đường cát trắng, độ ngọt nhẹ hơn do đã loại bỏ hết tạp chất, vị thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, kết hợp trong các loại nước thuốc chữa bệnh, nấu chè và nhiều món khác.
Trong pha chế, đường phèn có thể được sử dụng trong các công thức đồ uống giải khát. Tuy nhiên, phần đa Bartender thường phối trộn đường phèn với đường cát để cho ra chất tạo ngọt có thể điều chỉnh vị theo ý muốn.
+ Đường nâu
Đường nâu hay đường cát thô là sản phẩm của đường cát trắng kết hợp với mật đường (molassses) còn thừa lại sau quá trình tinh luyện đường cát trắng, có kết cấu mềm - mịn hơn, màu từ nâu nhạt đến đậm đen, tương ứng với độ ngọt đậm dần.
Trong pha chế, đường nâu được ứng dụng nhiều trong các công thức cần tạo màu hay độ ngọt nhẹ vừa phải. Ngoài ra, đường nâu dạng viên được ưa chuộng khi phục vụ kèm theo ly cà phê đen nóng ấm.
+ Đường thốt nốt
Dĩ nhiên được chiết xuất từ cây thốt nốt, màu nâu từ nhạt đến đậm, vị ngọt đậm, thơm đặc trưng, có thể sử dụng để thay thế các chất tạo ngọt khác vì đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
+ Mật ong
Là mật của các loài hoa giàu đường do ong thu thập được gom về tổ, màu vàng óng, dạng sệt sánh, cũng có vị ngọt thanh, dùng nhiều như một vị thuốc trị cảm, ho… Mật ong ít được sử dụng hơn trong pha chế so với các loại đường kể trên bởi yêu cầu bảo quản khó hơn, dễ hư hỏng hơn và thời gian sử dụng cũng ít hơn, độ ngọt cũng đậm hơn các loại đường khác đến 1/3 lần nên khó xử lý nếu quá tay…
+ Các loại siro
Cũng là một dạng đường lỏng, được bào chế với thành phần chính là đường, nước cùng một số chất phụ gia khác.
+ Đường Agave (đường kiêng)
Đúng như tên gọi, đường agave dành riêng cho người ăn kiêng hay ăn chay, dùng thay cho mật ong, giảm nguy cơ bị tiểu đường.
Mua đường ở đâu?
Đường hay chất tạo ngọt được bày bán khắp nơi và bạn có thể dễ dàng tìm mua khi cần. Tuy nhiên, nên lựa chọn nơi cung cấp uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, giá tốt, sản phẩm chất lượng… Cửa hàng chuyên bán nguyên liệu pha chế, siêu thị, mini mart… là những địa chỉ nên ghé mua. Ngoài ra, chợ hay tạp hóa cũng có bán nhưng không phải tất cả các loại đường như trên đều có. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để chọn mua loại đường/ chất tạo ngọt tương ứng phù hợp, mang lại hiệu quả sử dụng cao.