Mô hình tăng trưởng của Đà Nẵng thời gian tới là hướng đến phát triển dịch vụ, đầu tư cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế ngày càng tăng này, nhân lực nhân lực tại Đà Nẵng vẫn trong tình trạng thiếu và yếu.
Chọn ngành theo xu thế xã hội
Ngành du lịch Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ bậc nhất hiện nay. Tại Đà Nẵng, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với các dịch vụ du lịch đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trong giai đoạn 2010-2012, trên địa bàn Đà Nẵng có thêm gần 50 dự án với 7.000 phòng.
Theo dự đoán, với tốc độ phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay, số lượng du khách đến với thành phố Đà Nẵng cho tới năm 2015 sẽ đạt 4 triệu lượt khác. Ngoài ra, dự kiến, số lượng phòng khách sạn tới năm 2015 ở Đà Nẵng là hơn 17 ngàn phòng. Khi đó, ngành du lịch của thành phố cần có 23.900 lao động trong khách sạn; hơn 5.500 lao động trong nhà hàng; 1.600 lao động tại các khu du lịch; 800 hướng dẫn viên du lịch...
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao từ hướng dẫn viên cho đến nhân viên phục vụ phòng, lễ tân, đầu bếp, lái xe... Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, một trong những rào cản lớn nhất của nhân lực Việt Nam trong việc phát triển du lịch là thiếu tính chuyên nghiệp và khả năng hội nhập quốc tế.
Do vậy, công tác định hướng các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế đối với sinh viên, học sinh ngay từ trong trường học được coi là một vấn đề cấp thiết để đáp ứng tốt những yêu cầu thực tế của công việc. Cần nhấn mạnh rằng, một trong những lý do du khách quay trở lại một địa điểm du lịch chính là thái độ và khả năng phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên khu du lịch đó.
Chất lượng đào tạo – cơ hội việc làm bền vững
Hiểu rõ được nhu cầu lao động của xã hội, Chương trình Du Lịch của trường Đại học Đông Á đã có những bước chuyển mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại cùng với việc thường xuyên gắn kết doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Để giải quyết bài toán về chuyên môn của nhân sự du lịch. Đại học Đông Á đã bắt tay trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức đã học với thực tế, giúp học sinh, sinh viên ra trường đảm bảo được yêu cầu của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển du lịch của thành phố.
Trong những năm qua, Du Lịch trường Đại học Đông Á liên tục phối hợp với rất nhiều khách sạn, các Cty lữ hành, khu nghỉ dưỡng lớn của Đà Nẵng như Searee, Sandy Beach, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, Bà Nà Hills… để cứ cuối mỗi khóa đào tạo, sinh viên ngành Du lịch của trường Đại học Đông Á được nhận vào thực tập và thử việc ngay tại doanh nghiệp. Từ đây, hàng trăm sinh viên được tuyển dụng vào làm việc khi chưa thi tốt nghiệp.
Đông Á cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình "Hệ thống Nhà trường - Sinh viên - Công ty" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và giải quyết việc làm cho sinh viên trong thời gian học và sau khi ra trường. Đây là một trong những nổ lực của nhà trường trong việc tạo việc làm bền vững cho sinh viên. Góp phần tạo ra những lao động có chuyên môn cao, phù hợp với xu thế và nhu cầu của xã hội.
Minh Ly