Học tiếng Anh qua ẩm thực

Có một số món ăn chỉ có ở Việt Nam và không thể gọi tên bằng tiếng Anh thì các bạn có thể gọi tên trực tiếp bằng tiếng Việt. Cũng có thể làm điều tương tự khi bạn không thể nhớ tên món ăn nhưng sau đó hãy giải thích món ăn đó được làm từ những nguyên liệu gì cho họ hiểu rõ nhé.

1. Rice

Rice: Hạt gạo

Rice: Hạt thóc

Và cây lúa cũng là “Rice”.

Sticky rice: Xôi

Green rice: Cốm

Học tiếng Anh qua ẩm thực

2. Flour

Khi “Rice” được xay thành bột thì người ta gọi là “Flour”.

Ở các nước phương Tây nói tiếng Anh thì lúa mì được sử dụng phần lớn nên “Flour” có nghĩa là “Bột mì” hay “Wheat flour”.

Rice flour: Bột gạo

(Sticky) rice flour: Bột nếp

“Flour” không được sử dụng với các loại bột khác. Ví dụ: Bột ớt: “Chili powder” không phải “Chili flour”

Bột gia vị: Spice powder

3. Noodles

Khi bột gạo được chế biến tạo thành cái sợi dài, chúng ta có bún, phở...

Trong tiếng Anh, noodles chỉ chung cho tất cả các loại mì sợi.

Học tiếng Anh qua ẩm thực

Ví dụ:

Rice noodles: Bún, bánh phở

Flat rice noodle: Bánh phở

Wheat noodle: Mì sợi được làm từ bột mì

Clear noodle, glass noodle, bean thread noodle: Miến

4. Fry

Fry: Rang

Stir fry: Xào

Fry: Chiên (ít dầu)

Deep fry: Chiên ngập dầu

5. Boil

Boil: Luộc, đun, sôi

Boil thường sử dụng kèm theo “ed” hoặc “ing” tùy từng trường hợp.

Ví dụ:

Boiled egg: Trứng luộc

6. Braise, Stew

Hai từ này chỉ cách chế biến đun lửa nhỏ trong một thời gian dài nên chúng thường được sử dụng khi bạn muốn nói đến các món om, kho, hầm.

7. Pickle

Dưa muối là một trong những món đặc trưng và cực kỳ phổ biến tại Việt Nam.

Pickled onion: Hành muối. Món này chắc hẳn ai cũng sẽ biết mỗi dịp tết đến.

Pickled mustard green: Dưa cải muối

8. Ripe

Thường dùng khi muốn nói về các loại quả chín.

Quả chín thường dùng ripe fruit còn quả xanh sẽ dùng từ “green” hoặc “unripe”.

9. Lime và Lemon

Lime: chanh xanh, có vị chua gắt và dễ bị đắng.

Lemon: Chanh vàng hay còn gọi là chanh yên, có vị ngọt hơn chanh xanh.

Học tiếng Anh qua ẩm thực

Chúng ta đã biết tên một vài nguyên liệu và cách chế biến cơ bản trong tiếng Anh thế nào rồi. Vậy hãy tiếp tục học tiếng Anh thông qua một số món ăn thường gặp nhé!

10. Một số tên món ăn thông dụng:

Chè: Sweet gruel

Chè đậu xanh: Sweet green bean gruel

Bánh cuốn: Stuffed pancake

Bánh dầy: Round sticky rice cake

Bánh đậu: Soya cake

Bánh bao: Steamed wheat flour cake

Bánh xèo: Pancake

Bánh chưng: Stuffed sticky rice cake

Bánh tráng: Girdle-cake

Bánh tôm: Shrimp in batter

Bánh cốm: Young rice cake

Bánh trôi: Stuffed sticky rice balls

Bào ngư: Abalone

Bún: Rice noodles

Bún ốc: Snail rice noodles

Bún bò: Beef rice noodles

Bún chả: Kebab rice noodles

Cá kho: Fish cooked with sauce

Đậu phụ: Soya cheese

Gỏi: Raw fish and vegetables

Lạp xưởng: Chinese sausage

Mắm: Sauce of macerated fish or shrimp

Miến gà: Soya noodles with chicken

Chả: Pork-pie

Chả cá: Grilled fish

Bún cua: Crab rice noodles

Canh chua: Sweet and sour fish broth

Có một số món ăn chỉ có ở Việt Nam và không thể gọi tên bằng tiếng Anh thì các bạn có thể gọi tên trực tiếp bằng tiếng Việt. Cũng có thể làm điều tương tự khi bạn không thể nhớ tên món ăn nhưng sau đó hãy giải thích món ăn đó được làm từ những nguyên liệu gì cho họ hiểu rõ nhé.

Bạn thấy đấy, việc học tiếng Anh thông qua chủ đề ẩm thực thật dễ dàng, thú vị và bớt buồn ngủ hơn rất nhiều phải không? Giờ bạn đã tự tin “chém gió” như một chuyên gia ẩm thực với bạn bè quốc tế chưa nào?

Nguồn Vietnamnet